Bài 15:
Nô-ê Dâng Của Lễ và Lời Hứa của Đức Chúa
Trời
"Vậy cái mống sẽ ở trên
mây, ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước đời đời của Đức Chúa Trời cùng các
loài xác thịt có sự sống ở trên đất. Đức Chúa Trời lại phán cùng Nô-ê rằng: Đó
là dấu chỉ sự giao ước mà ta đã lập giữa ta và các xác thịt ở trên mặt
đất."
(Sáng Thế Ký 9:16-17)
KINH THÁNH: Sáng Thế Ký 8:15-22; 9:1-2;
12-15
Sau cơn Đại Hồng Thuỷ, muôn vật dường
như bắt đầu lại từ đầu, từ cây cối cho đến muôn thú và cả gia đình của Nô-ê.
Đức Chúa Trời cũng muốn có một sự bắt đầu mới với cả gia đình Nô-ê và cũng với
mạng lệnh từ lúc sáng thế đó là: 'hãy
sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất.' Tuy nhiên Đức Chúa Trời có ý định gì và Ngài sẽ làm gì với loài người trên
đất, chúng ta cùng nhau suy gẫm qua các câu hỏi sau:
Câu
hỏi 1: Bản tính của loài người là gì và Của Lễ mà Nô-ê dâng lên cho Đức Chúa
Trời có nghĩa gì?
Sau khi huỷ diệt loài người cùng với
muôn loài vạn vật trên đất, Đức Chúa Trời đã phục hồi mọi thứ trở lại như ban
đầu. Tuy nhiên, bản tính xác thịt của loài người vẫn không thay đổi. Ngài phán
rằng: "Ta chẳng vì loài người mà
rủa sả đất nữa, vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ." Loài người vẫn không thể thay đổi tâm tánh dù đã trải qua sự hình phạt
khủng khiếp trước mắt. Nếu loài người cứ tiếp tục sống trong sự gian ác và phạm
tội thì điều gì sẽ xảy ra? Đức Chúa Trời sẽ huỷ diệt loài người và đất một lần
nữa không? Đức Chúa Trời nhân từ Ngài vẫn có cách để giải cứu loài người và
muôn vật.
Sau khi ra khỏi tàu, Nô-ê lập một bàn
thờ cho Đức Giê-hô-va và dâng lên của lễ thiêu. Của lễ thiêu dâng lên cho Đức
Giê-hô-va có mục đích đó là cầu xin sự tha thứ. Đức Giê-hô-va rất ghét tội lỗi
và Ngài sẽ hình phạt tội lỗi, tuy nhiên tại đây Đức Giê-hô-va sẽ chấp nhận của
lễ thiêu của loài người để Ngài tha thứ cho tội lỗi của họ. Của lễ thiêu là của
lễ thuộc vào hệ thống tế lễ của dân Y-sơ-ra-ên khi bước vào sự thờ phượng Đức
Chúa Trời và cầu xin sự thương xót của Ngài.
Dầu Đức Chúa Trời cho phép loài người tiếp tục sanh sản và thêm nhiều
trên mặt đất, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Ngài chấp nhận sự gian ác của
họ, đặc biệt những vấn đề liên quan đến mạng sống. "Song các ngươi không nên ăn thịt còn
hồn sống, nghĩa là có máu.
Quả thật, ta sẽ đòi máu của sự sống ngươi lại, hoặc nơi các loài thú vật, hoặc
nơi tay người, hoặc nơi tay của anh em người. Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì
sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình
Ngài." (9:4-6). Loài người sẽ được tha thứ
nhưng cũng sẽ bị hình phạt vì sự gian ác mình gây ra.
Câu
hỏi 2: Lời hứa của Đức Chúa Trời là gì? Vì sao Đức Chúa Trời lập giao ước với
loài người và với muôn vật trên đất và với đất?
Một trang sử mới được viết trong lịch sử
loài người đó là Đức Chúa Trời lập giao ước với loài người và với muôn vật trên
mặt đất và với trái đất. Ngài lập một kết ước rằng Ngài sẽ không vì loài người
mà huỷ diệt muôn loài vạn vật cũng như hình phạt trái đất bằng nước lụt nữa. "Hễ đất còn, thì mùa gieo giống, cùng
mùa gặt hái, lạnh và nóng, mùa hạ cùng mùa đông, ngày và đêm, chẳng bao giờ
tuyệt được." (8:22).
Dấu chỉ cho sự kết ước này đó là Ngài
đặt cái hình cầu vòng trên mây. "Ta
đặt mống của Ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất." Cái mống trên bầu trời sẽ là ấn chứng trải qua các đời. Cho đến ngày nay,
loài người vẫn nhìn thấy cái mống sau những cơn mưa, đó là dấu về giao ước của
Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời vẫn thành tín, Ngài đã cho phép loài người: kẻ ác
và kẻ công bình đều được sống trọn đời trên đất. Lịch sử thế giới bắt đầu và
loài người đã trải qua bao nhiêu ngày, tháng và năm. Loài người đã sinh ra, lớn
lên rồi chết. Các dân tộc sống tràn ra trên đất từ thế hệ này đến thế hệ khác
cho đến ngày nay.
Câu
Hỏi Thảo Luận:
1. Theo bạn, loài người nên sống như thế
nào sau cơn Đại Hồng Thuỷ? Vì sao tâm tánh loài người không thay đổi?
2. Theo bạn giao ước của Đức Chúa Trời
với Nô-ê và với loài người có ứng nghiệm cho đến khi nào?
3. Bạn nghĩ gì về Đức Chúa Trời khi Ngài
ban cho loài người cơ hội để tiếp tục sống và tồn tại trên đất?